cầu cát lái khi nào xây

cầu cát lái khi nào xây

cầu cát lái khi nào xây

Cầu Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ được xây dựng trong thời gian 2017 - 2020 để thay thế phà Cát Lái hiện tại. Tổng chiều dài và đường dẫn của cầu Cát Lái khoảng 4,5km với 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Thông tin này nhanh chóng khiến nhiều dự án tại khu dân cư Cát Lái trở nên có giá hơn.

Trong văn bản do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ngày 9/5 nêu rõ Chính phủ đồng ý bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung cầu thay thế phà Cát Lái, cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh và xây dựng đường song song với quốc lộ 50 trong quy hoạch giao thông TP.HCM đến năm 2020.

Cầu Cát Lái nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ được xây dựng thay thế phà Cát Lái hiện tại. Cầu này sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian năm 2017 - 2020. Tổng chiều dài và đường dẫn của cầu khoảng 4,5 km, mặt cắt ngang 60 m. Sau khi hoàn thành, sẽ có 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp phục vụ các phương tiện giao thông.

Phà Cát Lái Quận 2 sẽ được thay thế bằng cây cầu mới 5.700 tỷ đồng

Điểm đầu của cầu Cát Lái kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP.HCM) và điểm cuối của cầu sẽ cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc khu vực xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - thuộc khu đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.

Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng. Xem thêm thông tin chi tiết Khu dân cư Cát Lái Quận 2.

Bên cạnh việc đồng ý cho xây cầu thay thế phà Cát Lái, Thủ tướng cũng đồng ý xây dựng cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh vượt sông Soài Rạp nối hai huyện Bình Chánh và Cần Giờ cũng TP.HCM. Cây cầu có chiều dài và đường dẫn 7,3 km này cũng sẽ được xây dựng trong khoảng năm 2017 - 2020. Cầu Cần Giờ với mặt cắt 40m sẽ có 4 làn xe chạy và 2 làn hỗn hợp.

Cũng trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ được phép xây dựng 8,6 km đường song song với quốc lộ 50 chạy qua huyện Nhà Bè, TP.HCM và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tuyến đường với mặt cắt 40 m sẽ có 6 làn xe cơ giới.

Cầu Cát Lái 5.700 tỷ đồng có ý nghĩa thế nào với TP.HCM và tỉnh Đồng Nai?

Không chỉ giúp người dân thoát cảnh "qua sông lụy phà", cầu Cát Lái được cho là sẽ kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch (Đồng Nai) thành ngoại ô của TP.HCM.

Nhiều dự án tại khu đô thị Cát Lái và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sẽ được hưởng lợi từ quy hoạch hạ tầng

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch hạ tầng, hiện ở khu vực Cát Lái đã có cao tốc TPHCM - Long Thành -Dầu Giây nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ nhưng hướng tuyến chủ yếu vẫn là kết nối với Phan Thiết, Đà Lạt. Chưa kể, đường cao tốc chỉ dành cho ôtô, còn xe máy và các loại xe thô sơ nếu muốn từ Long Thành đến TP.HCM thì phải đi vòng khá xa. Do đó, việc cây cầu Cát Lái trong tương lai sẽ là sự kết nối tuyệt vời về giao thông giữa TP.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây.

Song song với các trục giao thông đối ngoại như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành Đai 2, Cát Lái còn sở hữu hệ thống giao thông đối nội hoàn chỉnh, chẳng hạn như đại lộ Võ Văn Kiệt, cầu Phú Mỹ, cầu Mỹ Thủy mới, cầu Sài Gòn 2, cầu Thủ Thiêm 1, 2 và hầm vượt sông Sài Gòn. Đó là chưa kể công trình cầu Cát Lái (nối Quận 2 với Đồng Nai), một khi được triển khai, dự án này, cùng với nút giao Mỹ Thủy (hoàn thành vào quý 3/2018) chắc chắn sẽ tạo ra diện mạo mới cho Quận 2 nói chung và tạo đà cho KĐT Cát Lái "cất cánh".

Chính nhờ hệ thống giao thông hoàn thiện nên việc di chuyển của cư dân đã trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, từ KĐT Cái Lái, các cư dân chỉ mất tầm 10 phút để di chuyển đến các tiện ích ngoại khu mang tiêu chuẩn quốc tế như: Trường quốc tế ACG, Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang, Parkson, Vincom Mega Mall, BigC, Metro An Phú,...

Thêm nữa, KĐT Cát Lái còn là nơi hiếm hoi có quy hoạch bài bản và sở hữu mật độ cây xanh lên đến 7m2/người (gấp 9 lần so với nội thành). Hiện tại, nơi đây đang tích hợp hàng loạt tiện ích nội khu đã và đang hiện hữu như: công viên trung tâm 4ha, trường mầm non Sơn Ca, trường tiểu học Mỹ Thủy, trường đại học UMT, trụ sở Toà phúc thẩm Toà án Nhân dân Tối cao TP.HCM,...

Theo khảo sát của Rever, trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2006 đến năm 2016, giá đất tại khu vực Quận 2 ghi nhận tăng vọt từ 6 - 12 lần. Cụ thể như sau:

  • Giá đất An Phú - An Khánh từ 8- 20 triệu/m2 đã tăng gấp 8 lần từ 65 -150 triệu đồng/m2.
  • Giá đất tại Thạnh Mỹ Lợi từ 6 -13 triệu tăng lên 25- 70 triệu/m2.
  • Giá đất tại KĐT Thủ Thiêm từ 9-12 triệu/m2 tăng lên 100 - 150 triệu/m2.

Trong khi đó, KĐT Cái Lái, giá đất từ 4-7 triệu/m2 và hiện chỉ tăng lên mức 20-28 triệu/m2. Nhưng trong tương lai phía trước, giá đất tại KĐT Cát Lái liệu sẽ còn tăng nữa khi hạ tầng nơi đây được quy hoạch đồng bộ và bài bản?

cầu cát lái khi nào xây

T

Thủ tướng đồng ý cho xây cầu nối TP.HCM và Đồng Nai

11/05/2017 10:02 GMT+7

-Thủ tướng đã đồng ý bổ sung cầu Cát Lái, cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý bổ sung cầu thay thế phà Cát Lái. Cây cầu này nối quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Cầu Cát Lái có tổng chiều dài là 4,5km, dành cho 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Đây là công trình đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80 km/h; mặt cắt ngang đường 60m. Cầu được xây từ năm 2017 - 2020.

Bên cạnh cầu Cát Lái, Thủ tướng cũng đồng ý bổ sung cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh. Cầu này được xây dựng nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ, vượt sông Soài Rạp. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 7,3 km. Đây là loại đường trục đô thị thứ yếu, vận tốc 60 km/h. Mặt cắt ngang đường 40 m, đảm bảo 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp; mặt cắt ngang cầu phù hợp với quy mô tuyến. Cầu được thực hiện từ năm 2017 - 2020.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đồng ý từ năm 2017 - 2020 thực hiện xây dựng đường song song với Quốc lộ 50 từ huyện Nhà Bè đến huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An với chiều dài tuyến khoảng 8,6 km. Đây là loại đường phố chính đô thị chủ yếu, vận tốc 80km/h. Mặt cắt ngang đường 40m đảm bảo 6 làn xe cơ giới; mặt cắt ngang cầu trên tuyến phù hợp với quy mô tuyến.

cầu cát lái quận 2

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, cho biết vấn đề nguồn vốn để tiếp tục thực hiện tuyến metro 1 vẫn chưa có tiến triển gì.

Trong khi nhu cầu vốn trong năm 2017 là 5.400 tỉ đồng nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao 2.100 tỉ đồng (đáp ứng 36%) và đã giải ngân 99%. Còn vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 cần 21.000 tỉ đồng mới dự kiến chỉ giao 7.500 tỉ đồng.

Công trường thi công nhà ga Bến Thành đang thi công.

"TP.HCM đã cho tạm ứng 500 tỉ đồng ngân sách để trả nợ nhà thầu thi công tuyến metro số 1 và Ban quản lý dự án đã nhanh chóng chi hết số tiền này. Tuy nhiên, số tiền trên chỉ giải quyết vấn đề trước mắt và nguy cơ giãn tiến độ của metro là có thật khi mỗi tháng, số tiền ước lượng phải trả cho nhà thầu là 500-600 tỉ đồng" - ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, nêu rõ.

Ông Quang cũng cho biết hiện nay ban quản lý đang cố gắng đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn chậm khiến tình hình hết sức căng thẳng. Ở một số gói thầu đã thể hiện việc giãn tiến độ là nhà thầu đã giảm nhân công, rút bớt máy móc...

Ghi nhận của PV, sau năm tháng quay trở lại tuyến metro số 1 vẫn thi công ì ạch, chưa có gì thay đổi:

khi nào xây cầu cát lái

Khi nào cầu Cát Lái khởi công?

By Thường Nguyễn - 28/05/20170

Sau thông tin thủ tướng chấp nhận kiến nghị của UBND TPHCM về việc bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái thì rất nhiều người đặt ra câu hỏi "Khi nào cầu Cát Lái khởi công?".

Những thông tin bên dưới sẽ góp phần làm sáng tỏ cho câu hỏi ở trên.

Đại diện ý kiến từ phía tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Quốc Thái cho biết nhà đầu tư thống nhất là giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của TPHCM chủ trì triển khai, Đồng Nai phối hợp.

"Tôi cũng được biết nhà đầu tư đề nghị phương án BOT, nhưng trong phương án này thì đề nghị giải phóng mặt bằng bên nào thì bên đó làm".

"Tôi đề nghị là chừng nào nhà đầu tư hết chịu nổi với phương án thu thì chúng ta mới bỏ tiền ngân sách ra. Chứ tiền ngân sách mà để giải phóng mặt bằng thì thủ tục rắc rối. Trong trường hợp BOT mà báo cáo phê duyệt đủ cả tiền bồi thường thì ta làm trọng tài, còn nếu không được thì chúng ta sẽ bàn nhau xử lý", Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất.

Đại diện phía TPHCM, Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường thông báo: theo phương án đề xuất, quy mô có 2 nhà đầu tư. TPHCM đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, trong tháng 8 sẽ trình nội dung cụ thể để báo cáo Bộ GTVT điều chỉnh bổ sung quy hoạch.

"Cầu Cát Lái theo phương án sẽ có độ tĩnh không cao 55m, tương tự cầu đi qua Bình Khánh - Phước Khánh. Trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành, vẫn phải đảm bảo các cảng quanh đó hoạt động bình thường.

Tổng mức đầu tư với 4 làn xe là vào khoảng 5.700 tỷ, trong đó giải phóng mặt bằng cho cả 2 địa phương là 1.225 tỷ. Phương án nhà đầu tư đang đề xuất là BOT, trong vòng 23,7 năm. Nhà đầu tư cũng đề xuất 2 tỉnh hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ trong khoản 5.700 tỷ đó để giải phóng mặt bằng. Phương án hiện nay là tương đối khả thi", Giám đốc Sở GTVT TPHCM khẳng định.

Đất Nhơn Trạch đầu tư 1 lợi 3 - Đâu là nguyên nhân?

Danh tính 2 đơn vị đưa ra phương án xây dựng cầu Cát Lái: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194, đơn vị còn lại là Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn - Cienco1 - Đức Bình - Cái Mép.

Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194, qua báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái theo hợp đồng BOT, đưa ra 2 mức đầu tưlà 5.717 tỷ đồng và 4.447 tỷ đồng.

Theo phương án của Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194, cầu Cát Lái sẽ có chiều dài khoảng 3km, điểm đầu tại ngã tư giao giữa đường D (KCN Cát Lái) với đường Nguyễn Thị Định, Quận 2. Điểm cuối tại đường Lý Thái Tổ, cách bến phà hiện hữu phía xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai khoảng 1,2km.

Kinh nghiệm của Công ty CP Đầu tư Xây dựng 194 trong hình thức BOT là dự án nâng cấp Quốc lộ 1K cầu Hoá An, địa bàn tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TPHCM, bằng 100% vốn của doanh nghiệp.

Đơn vị thứ 2 là Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn - Cienco1 - Đức Bình - Cái Mép lại đưa ra phương án nghiên cứu lập đề xuất dự án xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT.

Trong phương án của UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung quy hoạch xây dựng cầu thay thế phà Cát Lái, cầu có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 4km (riêng cầu là 3,4km), thiết kế là loại cầu dây văng có tĩnh không 55m, tối thiểu 4 làn xe. Dự án có tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ (chưa bao gồm lãi vay là lợi nhuận đầu tư).

cầu cát lái qua nhơn trạch

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương hồi tháng 5-2017, TP.HCM khẩn trương bắt tay nghiên cứu thực hiện dự án xây cầu Cát Lái, mở rộng đường Nguyễn Thị Định cùng các đường khác để tháo gỡ tình trạng ùn tắc quanh khu vực cảng Cát Lái. Đến nay các nhà đầu tư đã trình hai phương án, song phát sinh vốn để giải tỏa mặt bằng, làm thêm đường... nên kế hoạch có thể bị kéo dài.

Mở rộng đường, cần thêm vốn

Theo Sở GTVT TP.HCM, để gỡ ùn ứ cho khu vực cảng Cát Lái trước hết phải nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đoạn từ nút giao Mỹ Thủy đến bến phà Cát Lái thuộc quận 2, dài 1,9 km. Đây là dự án đã được HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2016. "Nay đoạn đường này ngày càng xuống cấp, không còn đáp ứng nổi lượng xe, hàng lên xuống cảng Cát Lái đang gia tăng từng ngày nên cần được đầu tư cải tạo sớm" - một chuyên viên Sở GTVT TP cho biết.

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi được sở này lập trước đây, dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định có lộ giới quy hoạch là 60 m cho sáu làn xe cơ giới, bốn làn xe hỗn hợp, có tổng mức đầu tư hơn 1.141 tỉ đồng.

Giữa năm 2016, có các nhà đầu tư đề xuất làm cầu thay phà Cát Lái. Theo đó, mặt cắt ngang của cầu Cát Lái sẽ là 34,5 m cho sáu làn xe cơ giới và hai làn hỗn hợp. "Một phần đường Nguyễn Thị Định có thể sẽ là đường dẫn lên xuống cầu Cát Lái nên phải được mở rộng lên 70-77 m thì mới phù hợp" - vị chuyên viên Sở GTVT TP cho biết.

Đường thêm rộng kéo theo diện tích đất, số hộ dân bị giải tỏa tăng nên số tiền đền bù giải tỏa cũng tăng thêm 302 tỉ đồng, đưa tổng mức đầu tư dự án lên thành 1.443 tỉ đồng, trong đó tiền giải phóng mặt bằng là hơn 850 tỉ đồng. "Việc tăng kinh phí sẽ làm cho dự án có thể bị chậm thi công vì phải chờ thẩm định, duyệt phương án mới" - vị cán bộ nói về vướng mắc mới phát sinh.


Vị trí dự kiến xây cầu Cát Lái và đường quanh khu vực cảng Cát Lái. Đồ họa: HỒ TRANG

Chưa chốt thời gian làm cầu

Đến nay có một công ty và một nhóm liên danh đưa ra hai phương án xây dựng cầu Cát Lái. Về tổng thể, cầu Cát Lái có tổng chiều dài cầu và đường dẫn là 4,5 km, mặt cắt ngang đường là 60 m, đảm bảo sáu làn xe cơ giới và hai làn hỗn hợp, vận tốc thiết kế 80 km/giờ.

Do khu vực cảng Cát Lái là điểm tàu thuyền ra vào mỗi ngày với mật độ dày đặc, để bảo đảm cho việc quay đầu của các loại tàu thuyền, tại văn bản mới đây Sở GTVT TP xác định vị trí chân cầu sẽ cách bến phà hiện hữu (ở cả hai phía quận 2 và Nhơn Trạch) 1,2-1,7 km. Vị trí chân đường dẫn vào cầu phía Đồng Nai được xác định là cuối đường Lý Thái Tổ, thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch.

Còn điểm đầu của đường dẫn nằm phía quận 2, TP.HCM đang được tính toán. Theo đề án do một công ty đưa ra (tạm gọi phương án 1 - PV) thì sẽ phóng một con đường mới từ nút giao vòng xoay Mỹ Thủy, đi men theo rìa Khu công nghiệp Cát Lái để tiếp cận điểm đầu cầu nêu trên. Với phương án này thì việc mở rộng đường Nguyễn Thị Định chỉ cần là 60 m và có thể làm sớm để giải tỏa ùn tắc cho xe lên xuống cảng Cát Lái.

Một phương án khác (phương án 2) là sử dụng đường Nguyễn Thị Định hiện hữu từ đầu nút giao Mỹ Thủy làm điểm đầu của đường dẫn lên cầu, đi khoảng 900 m đến đường D của Khu công nghiệp Cát Lái thì quẹo phải, đi tiếp một đoạn đến đường B thì quẹo trái theo đường mới để lên cầu.

Phương án 2 có ưu điểm là sử dụng một đoạn 900 m và chỉ mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên đạt 70-77 m. Đoạn Nguyễn Thị Định còn lại xuống đến phà Cát Lái dài khoảng 1 km chỉ cần nâng cấp, mở rộng lên 60 m. Nhưng phương án này sẽ làm phát sinh hàng loạt điều bất lợi, phức tạp sau: 1. Biến đoạn đường Nguyễn Thị Định nêu trên thành đường đi chung của cả xe lên xuống cảng và xe lên xuống cầu; 2. Nút giao giữa đường Nguyễn Thị Định với đường rẽ trái vào cổng C cảng Cát Lái và rẽ phải vào đường D của Khu công nghiệp Cát Lái sẽ phải trở thành một nút giao mới và làm mất tác dụng của nút giao cầu vượt - hầm chui Mỹ Thủy liền kề đang được xây dựng; 3. Phải mở rộng đường D, đường B trong Khu công nghiệp Cát Lái hiện rộng 12-15 m lên trên 60 m để đạt chuẩn của đường dẫn lên cầu nên sẽ rất tốn kém.

Được biết đến nay các nhà đầu tư tạm tính dự án cầu Cát Lái theo hợp đồng BOT kết hợp BT có hai mức đầu tư là 5.717 tỉ đồng và 4.447 tỉ đồng.

Do những phát sinh nêu trên, tại báo cáo mới đây Sở GTVT TP cho biết còn đang cập nhật các quy hoạch, dự án giao thông, hạ tầng trong khu vực để hoàn thiện cả phương án mở rộng đường Nguyễn Thị Định và phương án làm cầu Cát Lái. Như vậy, có thể nói việc mở rộng đường Nguyễn Thị Định và làm đường mới lên cầu Cát Lái phải lùi thời gian do kéo dài việc thẩm định.

Sẽ đặt trạm thu phí ở phía Đồng Nai

Tại văn bản giữa tháng 8-2017, Sở GTVT TP cho biết dự án sẽ làm theo phương thức BOT kết hợp với BT và khuyến nghị các nhà đầu tư nên nghiên cứu đặt trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Như vậy trạm thu phí cho cầu Cát Lái đã được đưa qua sông Nhà Bè (Đồng Nai) và chỉ cách trạm thu phí cầu Phú Mỹ chưa tới 5 km đường chim bay.

Mở nhiều cửa ra vào cảng Cát Lái

Theo ông Lê Ngọc Hùng, Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 (Khu 2, Sở GTVT TP), dự kiến tới đây đơn vị sẽ khởi công dự án nâng cấp, hoàn thiện mặt đường tuyến Vành đai 2 (đường Võ Chí Công hiện nay) đoạn từ nút giao Mỹ Thủy, quận 2 đến cầu Phú Hữu, quận 9. Theo đó, đoạn Vành đai 2 trên dài 5,5 km (hiện là đường song hành hai bên, lõi giữa để trống) sẽ mở rộng thêm một làn xe cho mỗi bên. Sau khi hoàn thành, toàn mặt đường mỗi bên sẽ có hai làn ô tô lưu thông và làn xe máy tách biệt bởi dải phân cách. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau chín tháng thi công với tổng kinh phí là 250 tỉ đồng.

Cạnh đó, hiện Tân Cảng - Cát Lái đang phối hợp với Khu 2 nghiên cứu mở một con đường từ cổng C của cảng đi men theo rạch Bà Cua để ra cầu Bà Cua trên đường Vành đai 2. Như vậy, với việc nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định; mở rộng, cải tạo đoạn Vành đai 2 và mở đường mới từ cổng C ra... sẽ có các con đường ra vào cảng Cát Lái bằng nhiều cửa. Từ đó sẽ cứu được khu vực cổng cảng Cát Lái khỏi tình trạng ùn tắc như hiện nay.

Theo UBND TP.HCM, việc sớm đầu tư xây dựng công trình cầu Cát Lái sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng theo tác động tương hỗ với sự phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực; kéo giảm ùn tắc giao thông, tạo sự thông thoáng cho luồng xe container ra vào cảng Cát Lái. Đồng thời từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông của khu vực nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.


Meet our wines

© 2017 Anderson Winery. 12 Pike St, New York, NY 10002. All rights reserved.
Powered by Webnode
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started